Học Đại học là cách mỗi người trang bị cho mình những kiến thức nền tảng và kỹ năng cần thiết để tự tin bước vào đời. Vậy theo Học Đại học có khó không? Học xong ra trường có dễ xin việc không?.
Mục lục
Học Đại học có lợi ích gì?
Có thêm nhiều tri thức hơn
Có thể trường Đại học không dạy bạn những kiến thức cao về chuyên ngành của mình nhưng trường Đại học sẽ dạy bạn cách tự tìm tòi và phân tích những tri thức ấy. Nghĩa là, với nền tảng mà Đại học mang lại, bạn sẽ có khả năng tự nâng cao vốn kiến thức và kỹ năng của mình. Điều này không chỉ giúp ích cho công việc sau này mà còn là những hoạt động bình thường trong cuộc sống hàng ngày.
Học Đại học đem lại nhiều lợi ích khó thể thay thế
Có thêm nhiều kỹ năng hơn
Học Đại học không chỉ là ngồi trên giảng đường mà còn là việc tham gia các hoạt động ngoại khóa vô cùng phong phú và đa dạng. Qua mỗi hoạt động, bạn sẽ có thêm cho mình những kỹ năng cần thiết như thuyết trình, giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian…
Có thêm nhiều mối quan hệ
Trường Đại học giống như một xã hội thu nhỏ vậy. Bạn sẽ gặp thêm nhiều người bạn mới, thầy cô mới, anh chị khóa trên, các lớp khóa dưới và cả những bạn trường khác đến từ nhiều địa phương khác nhau. Đây thực sự là cơ hội tốt để bạn mở rộng mối quan hệ của mình. Và biết đâu, họ sẽ là những người đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống sau này của bạn.
Cơ hội việc làm hấp dẫn và thu nhập cao hơn
Với một tấm bằng THPT, bạn sẽ bị giới hạn nghề nghiệp của mình ở những công việc chân tay đơn giản hơn. Thế nhưng, với tấm bằng Đại học trở lên, cơ hội nghề nghiệp của bạn lại vô cùng rộng mở và có khả năng thăng tiến cao. Mức lương giữa người có trình độ Đại học và THPT cũng hoàn toàn khác biệt.
Học Đại học có khó không?
Đại học là nơi dường như tất cả các học sinh đều mong ước được đặt chân vào. Nếu như ở cấp 3, học sinh đã quen với việc áp đặt điểm số, kiểm tra miệng hàng ngày, mặc đồng phục đến trường và vô số việc nhàm chán lặp đi lặp lại mỗi ngày. Thì lên Đại học, cuộc sống sinh viên sẽ hoàn toàn ngược lại, sinh viên chủ yếu tự học là chính.
Lên Đại học, các bạn sinh viên sẽ phải sống xa nhà, đặc biệt là các bạn ở tỉnh lên thành phố học, nhiều bạn để trang trải thêm chi phí học tập và sinh hoạt thì phải đi làm thêm, bước đầu làm quen với cuộc đời. Điều này sẽ giúp các bạn rèn luyện tính tự lập và làm chủ bản thân. Tuy nhiên, cũng vì được tự do, sinh viên dễ rơi vào tình trạng chủ quan, lười biếng, biểu hiện là đi học muộn, nghỉ học, điểm số thấp, trượt môn…
Ngoài ra, cách giáo dục ở trường Đại học cũng hoàn toàn khác với cấp 3. Nếu muốn có điểm số cao và đạt bằng giỏi trở lên, bạn phải thực sự chăm chỉ và có ý thức tự học. Như vậy, học Đại học không hề khó, nhưng đòi hỏi mỗi sinh viên phải ý thức được tầm quan trọng của việc học tập và chủ động hơn nữa.
>>Tham khảo thêm: Cơ hội việc làm khi học Cao học
Học Đại học có phải là con đường duy nhất?
Trong một bài phát biểu của mình, tỷ phú Bill Gates từng chia sẻ rằng: “Hãy ở lại trường hỡi các bạn sinh viên. Mặc dù tôi đã bỏ học và may mắn thành công khi theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực phần mềm. Nhưng một tấm bằng Đại học vẫn là con đường chắc chắn và an toàn nhất để thành công.”
Như vậy, học Đại học có cần thiết và là con đường sáng lạn nhất để mỗi người theo đuổi. Trong thời đại công nghệ cao như hiện nay, nguồn nhân lực chất lượng cao, sở hữu tấm bằng cử nhân trở lên sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn. Dù vẫn có một vài trường hợp ngoại lệ, nhưng chúng thật sự là số ít và không đủ để phủ nhận vai trò của tấm bằng Đại học.
Không thể phủ nhận vai trò của tấm bằng Đại học với sinh viên
Tuy nhiên, Đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công. Nó chỉ là con đường dễ dàng và an toàn nhất mà thôi. Trượt Đại học không phải là vấn đề quá to tát. Bạn vẫn có thể thành công bằng nhiều cách khác khó khăn hơn một chút như học nghề, học cao đẳng hay xuất khẩu lao động…
Học Đại học không khó và học Đại học là cần thiết, nhưng không phải là con đường duy nhất đưa bạn tới thành công. Hãy tự trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết để phát triển bản thân và chinh phục những thành công.