Kiến trúc sư là gì? Ngành kiến trúc là gì hay ngành kiến trúc ra trường làm gì đang là câu hỏi được khá nhiều bạn trẻ thắc mắc, đặc biệt là những bạn trẻ đam mê ngành Mỹ thuật – Kiến trúc. Đây là nỗi băn khoăn không quá khó hiểu, nếu muốn thành công trong bất cứ lĩnh vực nào thì các bạn cần phải am hiểu rõ nét ngành nghề đó và cơ hội nghề nghiệp thế nào.
Mục lục
Kiến trúc sư là gì?
Kiến trúc sư được hiểu là các cử nhân Đại học ra trường làm ngành kiến trúc. Kiến trúc chính là một ngành nghề đặc thù nằm giữa lĩnh vực kỹ thuật và nghệ thuật, liên quan đến việc lập hồ sơ thiết kế, tổ chức không quan các công trình kiến trúc nghệ thuật. Công việc chính của một kiến trúc sư đó chính là thiết kế không quan, cấu trúc, hình thức, mặt bằng của một công trình và cung cấp những giải pháp cụ thể về các lĩnh vực kiến trúc xây dựng, đáp ứng nhu cầu vui chơi, nơi ở, đi lại, làm việc,… của người dân.
Kiến trúc là một ngành học liên quan tới việc thiết kế, thi công các công trình kiến trúc, tổ chức không gian. Các kiến thức để trang bị trong ngành kiến trúc bao gồm: thiết kế không gian, mặt bằng, cấu trúc công trình, hình thức và cung cấp các giải pháp về kiến trúc xuất phát từ nhu cầu thực tế của con người.
Theo học ngành Kiến trúc, các sinh viên sẽ được đào tạo, được trang bị những kiến thức cực chất về các ngành kiến trúc mỹ thuật như phương pháp sáng tác kiến trúc, phương pháp luận sáng tạo, khả năng lĩnh hội nghệ thuật kiến trúc, công tác quy hoạch – thiết kế đô thị, thiết kế đồ họa,…
Các em cũng có thể theo học ngành Kiến trúc ở những ngôi trường uy tín như Đại học Kiến trúc Hà Nội, Đại học Kiến trúc Đà Nẵng, Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh,… Theo học những ngôi trường này, các sinh viên sẽ được đào tạo, được chú trọng phát triển những kỹ năng chuyên môn như kỹ năng năm bắt tâm lý khách hàng, phần mềm chuyên dụng để thực hiện ý tưởng, kỹ năng thực hành thông qua sử dụng các công cụ, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quan sát,… Từ đó, các em sinh viên sẽ có thể tự tin chinh phục khách hàng, làm tốt một công việc của một người thiết kế, kiến trúc sư,…
Ở thời điểm hiện tại, nhu cầu vui chơi giải trí, làm việc của con người cũng nhu cầu thẩm mỹ về không gian sống ngày càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Đây là điều không quá khó hiểu bởi chính sự phát triển, nâng cao chất lượng đời sống và sản xuất công nghiệp khiến nhu cầu người dân tăng cao hơn.
Chính những yếu tố đó đã thúc đẩy ngành kiến trúc trở nên phát triển hơn bao giờ hết. Những lợi thế đầy tiềm năng, tiềm tàng nên Kiến trúc đã trở thành ngành một ngành hót, một lĩnh vực lý tưởng ở thời đại mới. Việc thiết kế mô hình xây dựng, không gian, bố trí cho đến sắp đặt không gian hài hòa đòi hỏi đến những vai trò quan trọng của các chuyên gia kiến trúc.
Học ngành Kiến trúc ra trường làm gì?
Khi mà kinh tế đất nước ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng nâng lên, sự đô thị hóa, bùng nổ xây dựng chính là những yếu tố cần thiết để thúc đẩy ngành kiến trúc trở nên phát triển hơn bao giờ hết. Ơ thời điểm hiện tại, nhu cầu nhân lực ngành kiến trúc cũng như các lĩnh vực khác liên quan tới kiến trúc ngày càng trở nên bùng nổ và cấp thiết hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, cơ hội việc làm của các sinh viên ngành Kiến trúc dần càng trở nên lý tưởng hơn bao giờ hết.
Theo thống kê của Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh, nhu cầu nguồn nhân lực trong lĩnh vực Kiến trúc không bao giờ là thiếu. Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2030, Kiến trúc được dự đoán là 1 trong những nhóm ngành thu hút nhiều lao động nhất thành phố Hồ Chí Minh cũng như các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng hay các tỉnh thành khác. Chính vì vậy, các sinh viên ngành Kiến trúc cũng không cần quá lo lắng về vấn đề việc làm với những cơ hội nghề nghiệp tuyệt vời khó có thể bỏ qua. Không có gì ngạc nhiên khi lĩnh vực kiến trúc lại hot, được nhiều người theo đuổi đến như vậy.
Tốt nghiệp ngành Kiến trúc, các sinh viên có thể làm việc, đảm nhận các vị trí khác nhau như: Thi công, Kiến trúc sư thiết kế, giám sát tại các công trình kiến trúc công nghiệp hay dân dụng; quy hoạch xây dựng những tòa cao ốc, các địa điểm dân cư, các khu công trình đô thị tại các công ty kiến trúc, các viện thuộc Bộ, Sở trực thuộc bộ Văn hóa, Bộ Xây dựng,… Ngoài ra, việc sớm được làm việc trong ngành Kiến trúc cũng sẽ giúp các bạn sớm tự khởi nghiệp với vai trò của chủ thiết kế, chủ đầu tư, ông thầu thi công các công trình kiến trúc vĩ đại.
Yêu cầu không thể thiếu đối với các sinh viên kiến trúc đó chính là cần tự tin nắm bắt những cơ hội nghề nghiệp, cần trang bị thêm các kỹ năng mềm, kỹ năng nghề nghiệp hay các kiến thức chuyên ngành để dần làm quen với môi trường làm việc. Như đã nói, các bạn có thể theo học ngành Kiến trúc ở Đại học kiến trúc Hà Nội, Đại học kiến trúc Đà Nẵng, Đại học kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh hay khoa kiến trúc ở các trường Xây dựng, mỹ thuật.
Từ đó, các bạn sẽ được đào tạo, được tiếp xúc với những mô hình, tài liệu tham khảo, cập nhật những xu hướng và đổi mới của ngành kiến trúc thế giới. Tất nhiên, các sinh viên sẽ luôn được đào tạo các kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm để có thể tự tin xin việc ngay sau khi ra trường. Các sinh viên sẽ dần khẳng định được bản thân mình trong sự phát triển của nền kinh tế hiện đại.
Đến đây, những vấn đề như Kiến trúc sư là gì? Ra trường làm gì?,… có lẽ đều là những câu hỏi không hề khó, các bạn trẻ đã hiểu được rồi. Ngoài ra, để có thể theo đuổi ngành kiến trúc một cách hiệu quả thì các bạn cũng cần quan tâm tới điểm chuẩn của ngành Kiến trúc, ngành kiến trúc xét tuyển những tổ hợp môn nào, điểm chuẩn của ngành kiến trúc có cao không, khoảng bao nhiêu,… Và điều quan trọng nhất, các bạn phải khéo léo, cẩn thận và tỉ mỉ, đặc biệt là phải vẽ đẹp để theo đuổi ngành Kiến trúc. Vì đây là một ngành nghề thuộc khối Mỹ thuật – Kỹ thuật. Và nếu đam mê ngành Y Dược, các bạn cũng có thể chọn trường Cao đẳng Dược Hà Nội. Chúc các bạn may mắn và thành công trên con đường mà mình đã chọn.