Trên thực tế hiện nay có rất nhiều trường hợp sinh viên bỏ học Đại học giữa chừng. Vậy những lý do gì khiến tình trạng này diễn ra ngày càng phổ biến như vậy?.
Những nguyên nhân bỏ học Đại học giữa chừng
1.Không vào được trường ĐH ưng ý
Việc không có kết quả đủ để vào ngành học cũng như trường học ưng ý là một trong những lý do phổ biến khiến thái độ học tập của sinh viên rất hời hợt. Họ thường vẫn đăng ký học ở các trường nguyện vọng 2 sau khi không thể đủ điểm đạt nguyện vọng 1, đồng thời ôn thi lại kỳ thi Đại học vào năm tới.
Không vào được trường ĐH ưng ý là lý do bỏ học Đại học giữa chừng
>>>Nếu bạn quan tâm hệ Văn bằng 2 giáo dục mầm non hãy xem ngay để nắm được thông tin tuyển sinh ngành này năm 2019
2.Không xác định đúng ngành muốn học
Việc đăng ký được trường ưng ý là một chuyện nhưng việc chọn đúng ngành nghề mình yêu thích và phù hợp với bản thân lại là một chuyện khác. Nhiều bạn học sinh được gia đình định hướng hoặc tự bản thân nghĩ rằng mình thích ngành nghề này nên đăng ký theo ngành học đó. Nhưng khi học mới thấy ngành đăng ký quá khó hoặc không phù hợp với bản thân. Điều này dẫn đến dần chán nản việc học và cuối cùng là thôi học.
3.Không có kế hoạch học tập nghiêm túc
Sau khi đã vào được trường học cũng như ngành học đã chọn, nhiều bạn sinh viên có tư tưởng thoải mái, xả hết những áp lực mà kỳ thi đại học mang lại và “ngủ quên trong chiến thắng”. Điều này khiến các bạn tân sinh viên rất chủ quan trong việc học, đặc biệt là năm đầu và năm hai. Hậu quả là điểm số khá thấp, gây nhiều áp lực vào các kỳ học sau đó.
Nếu sinh viên nợ môn học kéo dài và chồng chất và đạt đến mức cảnh cáo nhất định, sinh viên sẽ bị nhà trường buộc thôi học. Sinh viên có thể bị buộc thôi học vì nợ môn quá nhiều.
4.Trò chơi điện tử và các hoạt động ngoại khóa
Đương nhiên các trò chơi điện tự hay các hoạt động ngoại khóa như câu lạc bộ, đội tình nguyện không phải là nguyên nhân chính. Lý do là bởi bản thân các bạn sinh viên không biết cân đối thời gian hợp lý giữa việc học và các hoạt động trên.
Khi học Đại học, Cao đẳng sẽ không có thầy cô hay bố mẹ kèm cặp như khi còn trung học phổ thông. Các bạn sinh viên được tự do hơn, có nhiều thời gian rảnh hơn để có thể vui chơi và tham gia nhiều hoạt động khác.
Việc kết bạn với các thành viên khác trong lớp mới qua các trò chơi điện tử là rất phổ biến, đặc biệt là các bạn nam. Có rất nhiều bạn học sinh ở quê lên, ít khi chơi điện tử, nhưng sau một thời gian được tiếp xúc với các quán điện tử ở trường đại học, cao đẳng thì đã đắm chìm vào nó và không còn để ý đến việc học nữa.
Bên cạnh đó là việc tham gia các hoạt động ngoại khóa có chừng mực sẽ rất bổ ích và thú vị. Nhưng nó cũng rất dễ khiến bạn quá chú tâm mà quên rằng mình còn một công việc vô cùng quan trọng, đó là học. Việc không cân đối được những thú vui sở thích với việc học khiến cho sinh viên rất khó khăn trong việc duy trì khóa học của mình.
5.Công việc làm thêm
Thật sự đây là một lý do dẫn đến nhiều người bỏ học Đại học giữa chừng rất phổ biến. Có rất nhiều bạn sinh viên muốn tìm một công việc làm thêm khi đang còn đi học để tự lập và trang trải cuộc sống sinh viên, phụ giúp gia đình. Mục đích của các bạn là tốt nhưng đừng quá ham những công việc làm thêm như bán hàng, chạy xe,… mà quên đi công việc chính của một sinh viên là học.
Không cân đối thời gian học tập và làm thêm khiến sinh viên dễ nghỉ học giữa chừng
Nhiều bạn khi đi làm thêm cảm thấy lên lớp không có tác dụng gì nên dần dần không còn đi học mà luôn kiếm tìm những công việc bán thời gian. Điều đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng học tập của sinh viên và có khả năng dẫn đến nghỉ học giữa chừng.
6.Tình yêu – tình dục
Đây là một lý do ít gặp phải nhưng không phải không có. Cũng giống như trò chơi điện tử hay các hoạt hoạt động ngoại khóa, lý do này xảy ra khi các bạn sinh viên quá chú tâm vào chuyện tình cảm hay bị chuyện tình cảm ảnh hưởng quá nhiều dẫn đến việc học tập sa sút, dẫn đến nghỉ học.
Bên cạnh đó là việc quan hệ tình dục không an toàn dẫn đến có thai ngoài ý muốn cũng là một những lý do khiến các bạn nữ sinh nghỉ học giữa chừng.
Còn rất nhiều lý do khác dẫn đến tình trạng bỏ học Đại học giữa chừng, nhưng chủ yếu vẫn là những yếu tố chủ quan đến từ chính bản thân người sinh viên. Do đó, mỗi người cần tỉnh táo và xác định rõ hướng đi để có kế hoạch học tập hợp lý nhất.