Phong thủy Dinh Độc Lập như thế nào? Ẩn ý của người thiết kế?

Phong thủy Dinh Độc Lập như thế nào? Ẩn ý của người thiết kế?

Dinh Độc Lập được thiết kế với nhiều ý nghĩa phong thủy đặc biệt. Vậy, phong thủy Dinh Độc Lập như thế nào? Ẩn ý của người thiết kế ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây.

Kiến trúc phong thủy Dinh Độc Lập

Vào ngày 31/10/1966, Dinh Độc lập được chính thức khánh thành sau 4 năm xây dựng. Do muốn tìm ý nghĩa văn hóa cho công trình nên kiến trúc sư Ngô Viết Thụ khi thiết kế đã sắp xếp từ cấu trúc cho đến nôi thất và mặt tiền đều tượng trưng cho triết lí cổ truyền, nghi lễ phương Đông và cá tính của dân tộc.

Kiến trúc phong thủy Dinh Độc Lập
Kiến trúc phong thủy Dinh Độc Lập

Đọc thêm về: 5 loại cây phong thủy trong nhà

Dinh Độc Lập cao 26m có diện tích sử dụng 20.000m. Dinh gồm có 3 tầng chính, 1 sân thượng, 2 gác lửng, tầng nền, 2 tầng hầm và một sân thượng cho máy bay trực thăng đáp xuống. Bình diện của Dinh có hình chữ “Cát” theo tiếng Hán có nghĩa là tốt lành, may mắn.

Tuy vào mục đích sử dụng mà hơn 100 căn phòng tại Dinh Độc Lập như: phòng họp hội đồng nội các, phòng khánh tiết, phòng đại yến, phòng làm việc của Tổng thống và của Phó Tổng thống, phòng trình quốc thư,…được trang trí theo nhiều phong cách khác nhau.

Điểm nổi bật trong kiến trúc phong thủy của Dinh chính là hệ thống tường thông gió và đón nắng. Chúng được cách điệu thành bức rèm hoa đá với những chấn song lớn mang hình dáng những đốt trúc thanh tao, bao quanh mặt tiền tầng 2. Ý tưởng này được kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kể theo các loại cửa bàn khoa – một loại cửa có các chấn song làm bằng con tiện gỗ thường thấy trong cung điện Cố đô Huế.

Ẩn ý của người thiết kế Dinh

Bài phát biểu về thiết kế Dinh Độc Lập của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đến nay vẫn được nhiều tài liệu của ngành du lịch trích dẫn lại khi giới thiệu về Dinh. Nét nổi bật của thiết kế là mặt tiền của Dinh với 3 tầng lầu và cột cờ sổ dọc tạo thành chữ “Vương” trong Hán tự. Nhưng bên trên lại có 1 cái tum giống như một dấu chấm ở trên đầu chữ “Vương” để tạo thành chữ “Chủ”. Theo ông Thụ diễn tả chữ “Chủ” này là nghĩa là “Chúa”.

Tuy nhiên, cũng có câu chuyện khác về ý nghĩa của chữ “Chủ” được thuật lại. Bài viết cho hay: khi thiết kế Dinh Độc Lập, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ có ý định thiết kế dinh với nhiều tầng lầu ngang, dài, giống nhau, như hình Hán tự chữ “Vương”. Theo ý nghĩa của Ngô Viết Thụ, “Vương” là “Vua”.

Bên cạnh đó, Ông cố ý cho thêm ngay ở giữa tầng cuối, một tầng thượng nhỏ, như một nét phẩy trên đầu chữ Hán Tự “Vương”, để chữ Hán tự đó trở thành một Hán tự khác, là chữ “Chủ”, không còn có nghĩa là “Vua” nữa.

Điều này ý chỉ các nhân vật chính trị Việt Nam, nếu có cơ may cư ngụ tại dinh Độc Lập mới, thì chỉ là những người “Chủ nhà” tạm thời mà thôi. Chính vì thế, các đương sự phải hành xử thế nào với dân gian và thời cuộc tại Việt Nam, mới mong về sau được trở thành “như một nhà Vua”.

Ngoài ra, bài viết cũng phân tích sâu hơn về sự khác nhau trong ý nghĩa của hai chữ nói trên. Tin tưởng của Ngô Viết Thụ rõ ràng bị ảnh hưởng bởi thuyết Phong Thủy. Tại Trung Quốc, cũng như tại Việt Nam hồi xưa, dư luận thường cho rằng ân huệ được làm Vua, là một ân huệ “Trời cho”, có thể truyền lại trong trật tự cho con cháu kế vị của nhà Vua, hay cho người thừa kế được lựa chọn

Tuy nhiên nếu thêm trên đầu Chữ Hán tự “Vương” một nét phẩy thì chữ đó trở thành Chữ Hán Tự “Chủ”. Ví dụ như: chủ sự, chủ nhà, chủ tịch, dân chủ,…Các chức vụ “Chủ” thông thường không phải là “Trời cho”, mà là “Người cho”.

Các đương sự thụ hưởng chức vụ “Người cho” đó, phải hành xử thế nào với thành viên của cộng đồng liên hệ mới được hưởng chức vụ “Chủ” mà cộng đồng đó giao cho. Chức vụ này thông thường chỉ trong một thời gian có hạn mà thôi.

Hồ Con Rùa gắn liền với phong thủy Dinh Độc Lập

Trước khi xây dựng Hồ Con Rùa thì đó là vị trí tọa lạc của cổng thành Khảm Khuyết của thành Bát Quái được xây theo lệnh vua Gia Long. Sau đó, vua Minh Mạng đã cho phá thành Bát Quái và xây một ngôi thành nhỏ hơn mang tên là thành Gia Định.

Hồ Con Rùa gắn liền với phong thủy Dinh Độc Lập
Hồ Con Rùa gắn liền với phong thủy Dinh Độc Lập

Xem thêm: phong thủy phía sau nhà

Theo phong thủy, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã cho xây dựng một hồ nước có hình bát giác, phỏng theo bát quái trận đồ. Đây là một biểu tượng phong thủy thường dùng để trấn yểm của người xưa. Sau đó, ông cho đặt một con rùa lớn đúc bằng đồng ngay chính giữa hồ.

Nhìn từ xa tòa tháp trông như một thanh gươm hay một cây đinh thần khổng lồ đóng xuống hồ nước như để giữ chặt đuôi rồng. Đồng thời, khuôn viên hồ nước có hình bát quái, bên giữa có hình âm dương tạo thành sức mạnh tổng hợp khắc chế sức mạnh vùng vẫy của đuôi rồng.

Ngày nay, tuy tượng rùa bằng đồng đã không còn nhưng người dân vẫn gọi là Hồ Con Rùa như một cách để nhớ về giai thoại trấn yểm long mạch của phong thủy Dinh Độc Lập.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết giải đáp cho câu hỏi: Phong thủy Dinh Độc Lập như thế nào? Ẩn ý của người thiết kế rao sao? Hy vọng qua bài viết, bạn đã có thể hiểu được ý nghĩa phong thủy của Dinh cũng như ngụ ý khắc chế khi xây dựng Hồ Con Rùa.

Rate this post
Phong thủy