Ngày 12/5 hàng năm được các nước trên thế giới tổ chức Ngày Điều dưỡng Thế giới để tưởng nhớ công lao của Bà Florence Nightingale (1820 – 1910) – người khai sinh ra Ngành Điều dưỡng và có nhiều công lao trong việc xây dựng Ngành này. Ngày điều dưỡng quốc tế nhằm tôn vinh những đóng góp của người Điều dưỡng đối với người bệnh.
Ngày Quốc tế Điều dưỡng hằng năm được các nước trên thế giới tổ chức vào ngày 12 tháng 5. Bà Nightingale đã trở thành người mẹ tinh thần của Ngành Điều dưỡng thế giới. Ngày Quốc tế Điều dưỡng nhằm tôn vinh những đóng góp của người Điều dưỡng đối với người bệnh với ngành y tế và xã hội, đồng thời động viên, thúc đẩy người Điều dưỡng yêu nghề, tự hào và tự tôn nghề nghiệp của mình.
Những người Điều dưỡng ùng chung tay góp sức chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Không chỉ trong khám, điều trị, chăm sóc mà còn đáp ứng nhu cầu sức khỏe của mỗi người. Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là một nhiệm vụ vô cùng cao cả và thiêng liêng. Để hoàn thành nhiệm vụ đó, từ Bác sĩ đến Hộ sinh, Kỹ thuật viên và các Phòng chức năng khác phải cùng chung tay góp sức để tạo nên.
Ngày điều dưỡng quốc tế là ngày nào?
Người Điều dưỡng với sự chăm sóc tận tâm, luôn yêu thương, chăm sóc người bệnh như chính người thân của mình. Điều dưỡng là người đã luôn duy trì tinh thần cho từng người bệnh và luôn sẵn sàng cho mọi chăm sóc về Y tế. Điều dưỡng cũng chính là người gắn bó với người bệnh nhiều nhất, cùng người bệnh vượt qua những cơn đau của bệnh và sự mệt mỏi về tinh thần trong quá trình điều trị.
Hằng năm cứ đến ngày 12/5, có lẽ không có nhiều người biết đến đó là ngày dành riêng cho những người “Chiến sỹ áo trắng” thầm lặng đang ngày đêm âm thầm, tận tình chăm sóc cho người bệnh.
Người ta ví điều dưỡng là “nghề làm dâu trăm họ”, vì đối tượng mà điều dưỡng tiếp xúc chính là người bệnh. Nếu không có một tình yêu nghề, yêu người thực sự, họ đã không chọn nghề này. Bởi mỗi con người từ bệnh tật cho đến suy nghĩ, thái độ, cách cư xử để gần gũi, hiểu được điều người bệnh muốn, không phải là chuyện dễ. Khi đã lựa chọn cho mình nghề Điều dưỡng và cũng xác định cho mình môi trường làm việc luôn luôn phải đối đầu với dịch bệnh nguy hiểm. Những người Điều dưỡng dù chưa được xã hội tôn vinh đúng mức, dù thu nhập chưa cao nhưng với đặc tính nghề nghiệp của mình luôn tự hào là người vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân. Có thể nói, sự đóng góp của Ngành Điều dưỡng vào nền Y tế của nước nhà là không nhỏ dù còn nhiều thách thức, môi trường nguy hiểm. Nghề Điều dưỡng nói riêng và nghề Y nói chung cần có tâm khi hằng ngày phải chứng kiến bao cảnh đời bất hạnh, bao căn bệnh hiểm nghèo.
Mục lục
Lịch sử ngành điều dưỡng thế giới và Việt Nam
Sơ lược về lịch sử ngành điều dưỡng thế giới
Giữa thế kỷ thứ 18 đầu thế kỷ thứ 19, một phụ nữ người Anh đã được thế giới tôn kính và suy tôn là người sáng lập ra ngành điều dưỡng, đó là bà Florence Nightingale (1820 – 1910). Bà biết nhiều ngoại ngữ, đọc nhiều sách học và làm việc tại bệnh viện Kaiserswerth (Đức) năm 1847.
Để tưởng nhớ công lao của bà hội đồng điều dưỡng thế giới đã quyết định lấy ngày 12-5 hàng năm là ngày sinh của Florence Nightingale, làm ngày điều dưỡng quốc tế. Bà đã trở thành người mẹ tinh thần của ngành điều dưỡng thế giới.
Sơ lược lịch sử phát triển ngành điều dưỡng Việt Nam
Từ xa xưa các bà mẹ Việt Nam đã chăm sóc, nuôi dưỡng con cái và gia đình mình. Lịch sử y học của dân tộc ghi rõ phương pháp dưỡng sinh, đã được áp dụng trong việc điều trị và chăm sóc người bệnh. Thời kỳ Pháp thuộc, người Pháp đã xây nhiều bệnh viện. Nên trước năm 1900, họ đã ban hành chế độ học việc cho những người muốn làm việc ở bệnh viện. Họ là những người giúp việc và chỉ phụ việc cho các bác sĩ người Pháp.
Năm 1901, mở lớp nam y tá đầu tiên tại Bệnh viện Chợ Quán nơi điều trị bệnh tâm thần và hủi. Năm 1950, ta mở nhiều chiến dịch, nhu cầu chăm sóc thương bệnh binh tăng mạnh để cung cấp nhiều y tá cho kháng chiến đáp ứng công tác quản lý chăm sóc và phục vụ người bệnh.
Lịch sử ngành Điều dưỡng Việt Nam gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước, trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Tuy ngành Điều dưỡng Việt Nam chưa được coi là một ngành riêng biệt. Nhưng hiện nay nó đã được quan tâm được phát triển mạnh hơn.
Những thành tựu của ngành Điều dưỡng Việt Nam hiện nay chính là sự kết tinh truyền thống và kinh nghiệm của những người đi trước truyền lại cho những thế hệ điều dưỡng hôm nay và mai sau. Những người Điều dưỡng không ngừng học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và phát triển ngành Điều dưỡng Việt Nam.
Ngày 05/2/2018 Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đã có Công văn đề nghị Bộ Y tế chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai nội dung “Tổ chức các hoạt động thiết thực chào mừng hoặc tổ chức Lễ Kỷ niệm ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5”. Hoạt động này nhằm tôn vinh giá trị nghề nghiệp, vinh danh tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác chăm sóc người bệnh tại đơn vị, đồng thời cũng động viên người điều dưỡng yêu ngành nghề, yên tâm công tác, nâng cao năng lực cá nhân, tiếp tục công hiến sức lực trí tuệ và hiệu quả trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc đã hưởng ứng rất sôi nổi, triển khai nhiều hoạt động thiết thực chào mừng ngày Quốc tế Điều dưỡng 12 tháng 5 như: Hội thi điều dưỡng truyền thông giỏi; Hội thi điều dưỡng giỏi; thi giao tiếp ứng xử, thăm hỏi.
Đây là dịp để biểu dương những đóng góp thầm lặn hết sức to lớn của đội ngũ điều dưỡng trong cả nước, đồng thời động viên người điều dưỡng yêu và có trách nhiệm hơn với ngành, nghề. Đây cũng là dịp để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thay đổi thái độ phục vụ hướng đến sự hài lòng của người bệnh.
Hiện nay ngành điều dưỡng đã được xếp là một ngành nghề riêng biệt, ngang hàng với các ngành nghề khác. Có nhiều trường đại học và Cao đẳng đào tạo điều dưỡng với nhiều trình độ điều dưỡng khác nhau.
Theo Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM tổng hợp