Y tế học đường là gì? Nhiệm vụ của y tế học đường? Việc làm y tế học đường sau khi tốt nghiệp ra sao?… Có quá nhiều những thắc mắc về chuyên ngành y tế học đường, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới để có thông tin giải đáp nhé!
Y tế học đường là một lĩnh vực thuộc chuyên ngành y tế dự phòng bao gồm một hệ thống các phương pháp, biện pháp nhằm bảo vệ để nâng cao sức khỏe cho học sinh, biến các kiến thức khoa học thành những kỹ năng thực hành trong mọi hoạt động của lứa tuổi học đường.
Đây là một lĩnh vực thuộc chuyên ngành Y học dự phòng nghiên cứu tác động của điều kiện sống, sinh hoạt và học tập lên sức khỏe của học sinh, trên cơ sở đó xây dựng và tiếp tục thực hiện các kế hoạch triển khai để bảo vệ và đảm bảo các điều kiện thuận lợi để các em học sinh phát triển toàn diện.
Các lĩnh vực của y tế trường học bao gồm: quản lý và chăm sóc sức khỏe trong trường học, vệ sinh trường học, giáo dục sức khỏe trong trường học…
Mục lục
Tầm quan trọng của ngành y tế học đường
Trên cả nước, học sinh chiếm ¼ dân số và đây chính là tương lai của đất nước nên vấn đề sức khỏe học sinh cũng trở thành yếu tố quyết định đến khuynh hướng sức khỏe của dân tộc ta trong tương lai.
Học sinh là lứa tuổi sẽ phát triển về mọi mặt và cũng từ đây bắt nguồn tình trạng cận thị, cong vẹo cột sống, bướu cổ, lao, các bệnh tim mạch, tiêu hóa… nên để thế hệ tương lai khỏe mạnh thì phải đặc biệt chú ý từ tuổi này.
Ở môi trường trường học tập trung rất đông trẻ do đó tạo điều kiện để lan nhanh các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt các bệnh có thể gây dịch như cúm, sởi, quai bị, bạch hầu, ho gà, đau mắt đỏ….
Học sinh là cầu nối giữa nhà trường – gia đình- xã hội nên nếu các em được chăm sóc sức khỏe tốt thì sẽ không ảnh hưởng đến cả 3 môi trường đó.
Trường học chính là nơi giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ nên việc làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cũng có nghĩa là nền tảng cho các nội dung giáo dục khác.
Y tế học đường là công tác quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho thế hệ trẻ và quan trọng ngang với các nội dung khác của nhà trường.
Nhiệm vụ của Y tế học đường
Thực hiện công tác vệ sinh môi trường trường học
– Vệ sinh môi trường trường học: Bao gồm thực hiện nhiều công việc như vệ sinh quy hoạch, xây dựng trường, vệ sinh phòng học, vệ sinh môi trường chung hoặc phòng thí nghiệm, cung cấp nước và xử lý rác thải…
– Vệ sinh chế độ học tập, lao động và sinh hoạt tại nhà trường.
– Vệ sinh tất cả các trang thiết bị và đồ dùng học tập, dụng cụ như bảng, ghế, bàn cũng như các đồ dùng học tập.
– Vệ sinh nhà ăn, chế độ dinh dưỡng trong nhà trường.
Quản lý và chăm sóc sức khỏe trong trường học
– Y tế học đường có thể thực hiện khám và điều trị một vài bệnh cảm cúm thông thường hoặc đau bụng, tiêu chảy, nhiễm trùng ngoài da…
– Thực hiện sở cứu ban đầu để xử lý tại chỗ các tai nạn như chảy máu, gãy xương, bong gân, ngừng tim, ngừng thở điện giật, ngừng tim, đuối nước, bỏng, ngộ độc, súc vật cắn, động kinh hoặc dị ứng…
– Tổ chức các buổi khám sức khỏe định kỳ và kiểm soát tốt sức khỏe học sinh.
– Quản lý hồ sơ sức khỏe học sinh
Triển khai các chương trình phòng chống bệnh tật và tai nạn thương tích trong trường học
– Thực hiện các biện pháp nhằm phòng chống các bệnh truyền nhiễm:
Một số bệnh như lao, cúm, bạch hầu, ho gà, sởi, sốt ban, thủy đậu, đau mắt đỏ, quai bị, viêm màng não, SARS, H5N1.. những bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Bệnh truyền qua đường tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn, bại liệt, tiêu chảy cấp, giun sán, viêm gan siêu virus A.
Sốt Dengue và sốt xuất huyết dengue, viêm não Nhật bản, viêm gan B, sốt vàng; dịch hạch, sốt rét, giun chỉ… các bệnh lây truyền qua đường máu.
Bệnh truyền qua da và niêm mạc (uốn ván, than, lậu cầu, giang mai, leptospira, dại, mắt hột, HIV/AIDS).
– Có kế hoạch phòng chống tình trạng như cong vẹo cột sống, cận thị…
– Phòng chống tai nạn, thương tích.
– Thực hiện những chương trình chăm sóc sức khỏe trường học như chăm sóc răng miệng, phòng chống đau mắt hột, phòng chống lao…
Giáo dục sức khỏe
– Tuyên truyền công tác vệ sinh cá nhân cho học sinh.
– Nâng cao kỹ năng phòng chống bệnh tật cho học sinh trong trường.
– Tổ chức các chương trình giáo dục giới tính.
Việc làm y tế học đường
Sau khi tốt nghiệp ngành Y tế học đường, cử nhân có thể làm việc tại nhiều vị trí với công việc khác nhau nhưng chủ yếu việc làm y tế học đường như:
– Thực hiện các kế hoạch xây dựng những hoạt động y tế cho năm học được lãnh đạo nhà trường phê duyệt.
– Quản lý tốt tủ thuốc và y dụng cụ để có thể sơ cứu và xử lý ban đầu những bệnh thông thường xảy ra trong trường.
– Tổ chức thực hiện khám sức khỏe định kỳ, quản lý hồ sơ sức khỏe học sinh, giáo viên
– Lên kế hoạch các chương trình y tế được đưa vào trường học.
– Xây dựng khẩu phần ăn cho học sinh, hướng dẫn tư thế ngồi học đúng chuẩn để tránh những tình trạng cong vẹo cột sống hoặc thị lực, hướng dẫn và tiếp tục triển khai các công tác phòng chống dịch bệnh xảy ra nhằm mục tiêu cuối cùng là đảm bảo môi trường học tập cho an toàn.
– Nhân viên y tế học đường có nhiều vụ thăm khám, hướng dẫn các em liều dùng, sơ cứu, điều trị và cấp phát thuốc (trong khuôn khổ quy định), chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt, ăn uống phù hợp với thể trạng. Do hệ miễn dịch của học sinh còn chưa thực sự hoàn thiện, nên trong quá trình học tập tại trường, một số em có thể gặp các vấn đề bất thường như cảm lạnh, cảm nắng, nôn ói, rối loạn tiêu hóa, ngất… Hoặc cũng có những trường hợp trong lúc vui đùa không may bị ngã hay va chạm…
– Tham mưu cho lãnh đạo nhà trường:
Trực tiếp thực hiện các yêu cầu vệ sinh học đường, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh khu vực trong nhà trường theo đúng các quy định đã ban hành của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, nội quy của nhà trường
Thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phòng bệnh, phòng dịch theo lịch hoạt động của trường và theo yêu cầu của y tế địa phương
– Tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng về y tế trường học do ngành Y tế tổ chức cùng các yêu cầu do y tế học đường cấp quận, huyện đề ra
– Sơ kết, tổng kết công tác y tế trường học, báo cáo thống kê y tế học đường theo quy định
Hy vọng rằng qua chia sẻ của Cao đẳng Y Dược HCM đã chia sẻ đến bạn đọc thêm nhiều thông tin hữu ích về chuyên ngành Y tế học đường, nhiệm vụ của y tế học đường. Thông qua đó sẽ lựa chọn cho mình một ngành học và trường học thật phù hợp để những năm tháng sinh viên tươi đẹp nhất không bị trôi đi một cách lãng phí.