Tìm hiểu ý nghĩa phong thủy của cây chay – Tại sao nên trông cây chay trong vườn nhà?

Tìm hiểu ý nghĩa phong thủy của cây chay – Tại sao nên trông cây chay trong vườn nhà?

Cây chay là loài cây thuộc nhóm các giống cây phổ biến tại Việt Nam. Ngoài những công dụng về thẩm mỹ, chữa bệnh,… thì ý nghĩa phong thủy của cây chay cũng rất được quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc về ý nghĩa phong thủy của cây chay.

Ý nghĩa phong thủy của cây chay

Tìm hiểu về cây chay là gì?

Trên thực tế, cây chay cảnh là một dạng biến thể của cây chay rừng xưa. Do có kích thước lớn nên mọi người đã tìm cách để tạo ra những cây chay cảnh nhỏ xinh hơn, phù hợp với điều kiện sống hiện đại.

Theo đó, cây chay cảnh cũng có những đặc tính không khác gì nhiều so với cây chay thường. Đây là loại cây thuộc họ dâu tằm có tên khoa học là Artocarpus tonkinensis A. Chey. Điểm ấn tượng của loài cây này là cây đặc hữu và chỉ sinh trưởng tại Việt Nam, chủ yếu là ở các tỉnh Đông Bắc Bộ Bắc như: Bắc Kạn, Lai Châu, Lào Cai,… nhưng hiện nay cũng đã được trồng khá nhiều ở Thanh Hóa, Hà Giang, Bắc Giang,… Vậy nên, cây còn được gọi là cây chay Bắc Bộ, cây chay ăn trầu.

Cây chay là gì?
Cây chay là gì?

Tìm hiểu thêm: Ý nghĩa phong thủy của cây dâu da đất

Cây chay là cây thân gỗ, nhẵn, vỏ xám, có chiều cao trung bình từ 10 đến 15m. Tuy nhiên, với cây chay cảnh thì chiều cao thấp hơn. Cành của cây chắc khỏe, phân tán lá đẹp.

Ý nghĩa phong thủy của cây chay

Mặc dù không có bất kỳ tài liệu nào nghiên cứu chính xác hay ghi chép lại ý nghĩa phong thủy của cây chay nhưng người xưa vẫn tin rằng, loài cây này mang đến những điều may mắn và tài lộc. Hình dáng cao lớn, sum suê của cây chay tượng trưng cho sự vững chãi, thịnh vượng và bảo vệ, gia đình luôn được che chở, thu hút những điều tích cực.

Ý nghĩa phong thủy của cây chay
Ý nghĩa phong thủy của cây chay

Xem thêm: Mệnh thủy và mệnh thổ

Một số lưu ý khác để trồng cây chay đúng phong thủy:

  • Thường xuyên tỉa bớt cành lá cây chay, không để cành lá quá um tùm bởi chúng sẽ che khuất ánh sáng chiếu vào nhà, dẫn đến ngôi nhà bị thiếu sáng, tối tăm, thiếu dương khí,…
    Không trồng cây chay ở vị trí chắn giữa cửa mà nên trồng lệch sang bên trái hoặc phải ngôi nhà để đảm bảo sự hài hòa, cân đối.
  • Không để cây chay (dù trồng ở bất kỳ vị trí nào) bị khô hay chết, như vậy gia chủ sẽ phải chịu những điều không hay. Nên cần phải chăm sóc cây tốt, giữ cho cây luôn xanh tươi, sinh trưởng tốt. Nếu cây chết thì phải nhanh chóng chặt đi và trồng thay thế cây khác vào.

Có nên trồng cây chay trước nhà không?

Một số quan điểm khuyên rằng, không nên trồng cây chay trước hay trong nhà vì bản chất đây là cây lớn, dễ trở thành nơi lưu trú của những dòng khí không tốt. Ngoài ra, vì cây cao to nên nếu trồng trước sân hay trước cửa ra vào sẽ che khuất hết ánh sáng, ngăn chặn luồng khí tốt đi vào nhà. Tuy nhiên, cũng có quan điểm ngược lại, cho rằng cây chay trồng trước nhà sẽ tỏa ra bóng mát, giúp làm khuếch xạ nhiệt, ngôi nhà nhờ thế mà mát mẻ hơn.

Thực tế, với kích thước và hình dáng của cây chay thì ngoài trời là khu vực lý tưởng nhất để trồng loại cây này. Trồng trước nhà, ngay cổng chính, sân vườn tạo cảnh quan phía trước hay sân sau,… cũng đều phù hợp. Đặc biệt, gia chủ nên trồng ở những nơi rộng thoáng để cây phát triển thoải mái, tạo bóng mát và cảnh quan hòa hợp hơn.

Với loại cây này thì hầu hết các tuổi và mệnh đều phù hợp, vốn dĩ chúng đã xuất hiện khá lâu trong tự nhiên nên việc ứng dụng cũng không gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, người trồng còn được hưởng lợi rất nhiều từ cây chay. Tuy nhiên, quan trọng nhất là tính an toàn bởi kích thước cây lớn, cành lá nhiều. Người trồng nên chọn những vị trí không quá gần mái nhà hoặc khu vực sinh hoạt thường xuyên, thường xuyên thu dọn lá hoặc quả chay rụng để đảm bảo vệ sinh và cảnh quan.

Ý nghĩa phong thủy của cây chay và những điều thú vị ít ai ngờ tới của loài cây này sẽ là nguồn thông tin cực kỳ hữu ích cho những ai quan tâm đến trồng, chăm sóc cây phong thủy.

Rate this post
Tin tức